Mái lợp là một trong những cấu tạo quan trọng nhất của ngôi nhà đảm bảo hạn chế tối đa các tác động từ môi trường bên ngoài. Cùng với đó, tôn lợp là vật liệu quen thuộc được ứng dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm vượt trội.
Để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình, các đơn vị thi công cần tính toán vật liệu phù hợp cũng như thực hiện quy trình thi công đúng chuẩn đảm bảo độ bền và tiết kiệm thời gian thi công nhất.
>>>Tham khảo : Tấm lợp mái Triệu Kim bền bỉ cao, cách nhiệt, giảm âm và khả năng chống biến dạng hoàn hảo
1. Cách tính trọng lượng, độ dày và diện tích tôn lợp mái
Để tính toán chính xác kích thước, trọng lượng của mái để lựa chọn loại tôn phù hợp, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
Tính trọng lượng tôn mái
Bạn có thể áp dụng công thức sau:
m (kg) = T (mm) x W (mm) x L (mm) x 7.85
Trong đó:
- m: trọng lượng
- T: độ dày của tấm tôn
- W: độ rộng của tấm tôn
- L: chiều dài tấm tôn
- 7.85 là khối lượng riêng của chất làm tôn.
Tính độ dày mái tôn
Do đơn vị độ dày của tôn được tính bằng mm nên bạn thường rất khó để xác định được độ dày chính xác. Thông thường, chỉ số này được ghi trên bề mặt tôn trước khi xuất bán nhưng rất khó để nhìn thấy.
Tính diện tích tôn lợp mái
Để tính diện tích tôn lợp mái, bạn có thể áp dụng hai phương pháp tính như sau:
CÁCH 1:
- Xác định được chỉ số về chiều cao và diện tích mặt sàn sau đó dựng chiều sao xuống sàn nhà để có được thông tin về chiều rộng.
- Đo từ đỉnh xuống sàn để có thông số của kèo thép.
- Áp dụng công thức sau để tính cạnh huyền tam giác vuông để tính được độ dốc của mái:
(Chiều dốc mái tôn x 2) x Chiều dài mặt sàn = Diện tích bề mặt mái tôn.
CÁCH 2:
Cách tính này thường sẽ linh hoạt theo từng loại tôn bằng cách tính vật liệu làm dốc mái dựa vào số liệu về diện tích bề mặt của mái tôn.
2. Các cấu thành quan trọng của mái tôn
Để quá trình lắp đặt mái tôn thực hiện đúng chuẩn, bạn cần nắm rõ được cấu tạo của mái tôn. Cụ thể, mái tôn sẽ được cấu thành bởi những cấu trúc sau:
Hệ thống khung
Hệ thống khung cần được cấu tạo từ các vật liệu chất lượng và đảm bảo chắc chắn nhất vì bộ phận này chịu tải trọng lớn nhất của toàn bộ phần mái và những tác động từ bên ngoài.
Hệ thống kèo và khung lợp
Hệ thống kèo và khung lợp sẽ được tính toán để đáp ứng được hết công năng cũng như hiệu quả sử dụng. Để tính toán, đội ngũ thiết kế, kỹ thuật cần dựa vào các thông số về diện tích, mục đích sử dụng và tính chất công trình.
Hệ thống ốc vít, bu lông
Đây cũng là cấu thành quan trọng của mái dầm giúp đảm bảo độ chắc chắn của mái cũng như ngăn nguy cơ bị thấm dột. Các đơn vị thi công và chủ đầu tư nên lựa chọn loại ốc làm bằng inox mạ crom vì có độ cứng cao và khả năng chống oxy hóa tốt nhất trong các loại vật liệu. Cùng với đó, nên dùng thêm gioăng cao su và keo kết dính để công trình không bị dột nước khi mưa bão.
3. Quy trình lợp mái tôn đúng kỹ thuật
Khi thực hiện lợp mái tôn đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo được độ chính xác, tính chắc chắn cũng như giảm tối đa việc phải sửa chữa công trình sau khi hoàn tất. Triệu Kim sẽ gợi ý quy trình lợp mái tôn đúng kỹ thuật giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng đảm bảo tối đa chất lượng và công năng sử dụng của công trình:
Bước 1: Lắp đặt diềm mái và mái hắt
Diềm và mái hắt là bộ phận quan trọng trong kết cấu mái nhà có vai trò bao quanh toàn bộ viền xung quanh mái nhà. Bạn nên dùng loại đinh đóng mái 1 ¼ inch để cố định vào mái nhà và đặt chồng lên các cạnh của máng nước. Đây là bước quan trọng để đảm bảo tối đa cho mái nhà vững chắc.
Bước 2: Lắp đặt các tấm tôn lợp
- Lắp từ đỉnh cao nhất của mái rồi đến mép mái.
- Với tấm lợp đầu tiên, giữ nó trên mái nhà sao cho mép nhô ít nhất ¾ inch. Tôn lạnh cũng được lợp tương tự.
- Dùng đinh vít kèm vòng đệm cao su để cố định mái với khoảng cách giữa các đinh là 12 inch.
- Tiếp tục lắp các tấm lợp khác sao cho các cạnh gối lên nhau ít nhất 1 inch.
- Lợp liên tục cho đến khi tôn bao phủ toàn bộ mái nhà.
- Trước khi đặt tấm tôn mái xuống, cần đặt keo silicon hoặc hạt có hàm lượng 100% silicone sao cho hạt này ở vị trí của các cạnh ở tấm dưới cùng. Nhờ cách làm này, silicone sẽ siết chặt về phía các cạnh và giúp cho tấm lợp gắn chặt hơn.
Bước 3: Lắp đặt các tấm khe che nối
Bước 4: Hoàn thành lắp đặt mái tôn
Kiểm tra toàn bộ phần mái, ốc vít và sửa chữa kịp thời nếu có lỗi.
4. Những lưu ý trong quá trình thi công tôn lợp mái
Để vật liệu được đảm bảo chất lượng tối đa cũng như quá trình thi công diễn ra đúng chuẩn quy trình, đội ngũ thi công cần lưu ý những điểm sau:
- Khi vận chuyển, bốc dỡ, đưa lên mái không nên kéo trượt tấm lợp để không làm rách bao nilon làm xước sơn và hỏng tôn. Chỉ nên tháo bao nilon khi đã đưa đến vị trí cần lợp mái.
- Khi bắn vít cần đảm bảo bắn vuông góc với bề mặt với lực vừa đủ, không làm xước, hỏng bề mặt tại điểm bắt vít. Đối với vị trí bắn múi dương, nên sử dụng vít dài 6cm hoặc 5cm và múi âm dùng vít dài 4cm.
- Xà gồ có độ dày tối thiểu 1.5mm là phù hợp nhất. Nên lựa chọn thép hộp sơn trắng để tăng nét đẹp cho công trình.
- Trong quá trình cắt mái bằng máy cắt, tuyệt đối không để phôi sắt bắt lên mặt tôn vì sẽ xảy ra hiện tượng cháy sơn, gỉ mái.
- Cần vệ sinh sạch sẽ mái lợp trước khi thi công để không sinh ra mạt sắt làm gỉ tôn.
- Không sử dụng dung dịch làm sạch có tính tẩy cao vì sẽ khiến sơn bề mặt bị mài mòn.
- Nên đặt tôn nơi khô ráo, giữ nguyên lớp bao nilon bên ngoài đến khi cần sử dụng.
Ngoài yếu tố về vật liệu, quy trình thi công có vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho công trình mái tôn lợp đảm bảo bền vững và đáp ứng tối đa công năng sử dụng. Để mua tôn mái nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung, quý khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ Triệu Kim để được tư vấn và báo giá nhanh chóng nhất.
CÔNG TY TNHH THÉP TRIỆU KIM
Địa chỉ :122 QL22, Bà Điểm, Hóc Môn, Hồ Chí Minh
Hotline: 0932632630
Email: trieukim8668@gmail.com
Website: www.trieukim.com.vn