Mác thép là một thuật ngữ chuyên ngành được kỹ sư xây dựng sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên với những người đang tìm hiểu về loại vật liệu thông dụng này thường khá lúng túng khi nhắc đến những thông số này. Vậy mác thép là gì? Cách phân biệt các loại mác thép ra sao?

1/ Mác thép là gì?

Mác thép là một thuật ngữ đo lường chỉ khả năng chịu lực, cường độ chịu lực của thép. Đơn vị đo của mác thép là Mpa, kG/cm2.

Thép có nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên trong bài viết này chúng ta sẽ chia thép thành 2 loại là thép xây dựng (là thép tròn được dùng trong bê tông cốt thép) và thép kết cấu (là thép hình, thép tấm, thép góc,… được dùng cho các trong kết cấu thép và nhà thép tiền chế).

Mỗi loại thép sẽ sử dụng các loại mác thép khác nhau như: 

  • Đối với thép xây dựng: SD295, SD390, SD49, CII, CII, CB300-V, CB400-V, CB500-V, Gr60, Grade 460,… 
  • Đối với thép kết cấu: CCT34, CCT38, SS400, Q235, Q345B,…

Mác thép là gì?

2/ Tại sao có nhiều loại mác thép như vậy?

Không phải nhà sản xuất cố tình đưa ra nhiều loại mác thép khiến người dùng hoang mang. Lý do là bởi bất cứ một ký hiệu mác thép nào đều có ý nghĩa riêng và gắn liền với các tiêu chuẩn sản xuất áp dụng riêng từng loại.

Các tiêu chuẩn sản xuất thường có là tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ví dụ như TCVN 1651-1985, TCVN 1651-2008; tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS) ví dụ như JIS G3112 (1987) JIS G3112 – 2004; hay tiêu chuẩn Nga,… 

 

3/ Các loại mác thép theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

Căn cứ vào tiêu chuẩn TCVN 1765-75, thép được phân loại thành 3 nhóm sau:

Nhóm A: đảm bảo tính chất cơ học, gồm CT31; CT33; CT34; CT38; CT42; CT51; CT61.

Nhóm B: đảm bảo thành phần hóa học, gồm BCT31; BCT33; BCT34; BCT38; BCT42; BCT51; BCT61.

Nhóm C: đảm bảo cả 2 tiêu chí về tính chất cơ học và thành phần hóa học, gồm CCT34; CCT38; CCT42 và CCT52.

Các loại mác thép theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

4/ Một số loại mác thép phổ biến khác

Mác thép SS400

Mác thép SS400 là loại mác thép carbon rất phổ biến được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn của Nhật Bản – JIS G3101. Có thể nói đây là loại mác thép được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng gồm các hạng mục nhà xưởng và nhà khung thép tiền chế.

Các loại thép ứng dụng loại mác thép này gồm có thép cuộn, thép hình hay thép tấm thông thường. Theo đó, đặc điểm của thép tấm SS400 có màu xanh đen và dễ bị rỉ sét. Thép tấm được sản xuất bằng cách cán nóng trong điều kiện nhiệt độ 1000 độ C. Với thép dạng cuộn thì khác, được sản xuất bằng cán nguội nhiệt độ thấp.

giới hạn độ bền kéo của loại thép SS400 là khoảng 400-510 MPa, tương đương với các loại thép có mác CT42, CT51 (Việt Nam), CT3 (Nga) hay Q235 (Trung Quốc),…

Các thông số của thép SS400:

Bền kéo (tensile streng): 400-510 Mpa

Bền chảy chia theo độ dày:

  • Nhỏ hơn 16 mm: 245 Mpa
  • Từ 16 – 40 mm: 235 Mpa
  • Lớn hơn 40 mm: 215 Mpa

Độ dãn dài tương đối % chia theo độ dày

  • Nhỏ hơn 25 mm: 20 %
  • Lớn hơn hoặc bằng 25 mm: 24 %

Mác thép C45

Thép C45 là loại thép cacbon có nồng độ carbon trong thép khoảng 0.45% (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1766-75). Loại thép này thường được ứng dụng để sản xuất ra các sản phẩm trong ngành xây dựng, cơ khí như bánh đà, bu lông, ốc vít, ty ren,…

Ngoài cacbon, thép C45 còn có chứa các thành phần tạp chất như lưu huỳnh, silic, mangan, crom, niken, phốt pho,..

Các thông số của thép C45:

  • Độ bền đứt σb (Mpa): 610
  • Độ bền chảy σc (Mpa): 360
  • Độ giãn dài tương đối δ (%): 16
  • Độ cứng HRC: 23  

Mác thép là một thông số quan trọng mà người dùng và các kỹ sư xây dựng có thể căn cứ vào để đánh giá thép liệu có phù hợp với tiêu chí của các hạng mục công trình hay không. Đây là một thông số hết sức quan trọng mà bạn nên biết để có thể ứng dụng thép một cách tối đa nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0778669669