Dù dự trù kinh phí rất kỹ lưỡng, thế nhưng khi bắt tay vào thi công và hoàn thiện chắc chắn sẽ có những khoản phát sinh ngoài dự tính. Để hạn chế rơi vào thế bị động, bài viết sẽ đưa ra một số khoản phát sinh thường gặp đồng thời gợi ý những điều cần cân nhắc giúp bớt đi phần nào nỗi lo khi xây nhà.

1/  Chi phí phát sinh nào

ít lường tới nhất?

Hầu hết các gia chủ đều tính toán cẩn thận các khoản chi phí lớn nhất khi xây dựng nhà ở như dỡ nhà cũ (nếu có), xin cấp phép xây dựng, xây phần thô và hoàn thiện, mua sắm nội thất, thuê nhân công, bảo trì – sửa chữa,… Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều các khoản tưởng chừng nhỏ nhặt, ít được quan tâm lại ảnh hưởng rất nhiều đến dự toán ban đầu. Đó là những khoản nào?

Sửa đổi bản vẽ thiết kế

Đầu tiên phải kể đến là chi phí phát sinh cho đơn vị thi công khi bạn muốn thay đổi bản vẽ thiết kế. Lý do là khi bản vẽ 3D và phương án mặt bằng đã được chốt, bên nhà thầu cũng sẽ chốt bảng báo giá dự toán chi tiết. Khi có thay đổi bản vẽ sẽ cần phải thêm phí sửa đổi.

Ngoài ra khi xây nhà, bạn cũng cần phải xin giấy phép của Sở Xây dựng nhà đất đi kèm với bản thiết kế của công trình. Nếu bạn sửa đổi bản vẽ và tiếp tục thi công là sai với quy định, các cơ quan chức năng sẽ buộc dừng thi công, tháo dỡ,… khoản phát sinh khi này sẽ vô cùng lớn.

Thay đổi loại vật tư xây dựng

Chi phí dự trù chắc chắn sẽ phát sinh thêm nếu trong quá trình thi công có thay đổi loại vật tư cần sử dụng. Chẳng hạn như thay ốp lát sàn cao cấp hơn, cửa lùa thay bằng cửa gỗ hay đèn trần chùm thay cho loại đèn thả,… đều khiến số tiền cần xây dựng tăng lên.

Sự cố trong quá trình thi công

Một vài khu vực có nền đất yếu do không khảo sát kỹ khiến quá trình gia cố móng không đảm bảo dẫn đến sụt lún, nứt kết cấu. Ngoài ra, trường hợp xây dựng nhà sát kề hàng xóm sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng như là thấm dột, nứt vách,… Bất cứ một sự cố nào xảy ra trong khi thi công đều cần phải bồi thường và “đổ” thêm tiền vào để khắc phục.

Thêm các công trình nhỏ khác

Ngoài các hạng mục chính, một vài công trình như tiểu cảnh, sân vườn, hàng rào,… xây dựng thêm cũng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính ban đầu của các gia đình. Đừng bỏ qua sự thay đổi này vì trên thực tế, những hạng mục này lại tốn rất nhiều kinh phí vì cần tới vật liệu cao cấp, tính thẩm mỹ cao và thời gian thi công của nhân công lâu do cần phải tỉ mỉ và chi tiết.

2/ Lời khuyên để hạn chế phát sinh chi phí không đáng có khi xây nhà

Bạn cũng cần hiểu rằng, trong quá trình xây nhà ở nếu căn cứ theo bản thiết kế và thực hiện đúng như thế thì dự toán vẫn có thể sai số từ 5% đến 10%. Để luôn chủ động kế hoạch, lời khuyên là các gia đình nên dự phòng cho con số này là từ 10% đến 20%. 

Bên cạnh đó, không kể đến các khoản chi phí “cứng” ngay từ ban đầu, các nguyên nhân gây nên phát sinh phí đã kể ở trên đều có thể hạn chế được phần nào bằng một số gợi ý sau đây:

  • Thống nhất bản vẽ thiết kế và triển khai thi công chính xác ngay từ ban đầu, không lấn chiếm, không xây thêm tầng, không thay đổi kết cấu,…
  • Nếu không thực sự cần thiết, không nên thay đổi chủng loại vật tư. Khoản này bạn hoàn toàn có thể chủ động dựa vào nguồn tiền của mình;
  • Luôn giám sát chặt chẽ quá trình thi công, nhắc nhở thợ khi xây dựng cần chú ý đảm bảo cho các công trình xung quanh không bị ảnh hưởng;
  • Với những hạng mục phụ trợ như hàng rào, tiểu cảnh,… có thể triển khai sau đó để tránh gây áp lực, vì thời gian này bạn sẽ cần phải dự phòng tài chính thật tốt cho những việc cần thiết;

Với tâm lý “an cư” thì mới “lạc nghiệp”, hầu hết các gia đình Việt đều tích cóp để có một số vốn để xây nhà. Để không phát sinh nhiều chi phí vượt quá khả năng chi trả, hãy tránh những lỗi và khoản chi tiêu không hợp lý.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0778669669